Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng chống thiên tai năm 2022 với chủ đề: “Cộng đồng bền vững, thích ứng thiên tai”

 

TUYÊN TRUYỀN

hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng chống thiên tai năm 2022

với chủ đề: “Cộng đồng bền vững, thích ứng thiên tai”

 

 

  1. Lịch sử ngày truyền thống: 

Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.

               Để khẳng định tầm quan trọng của công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai ở nước ta; nhằm động viên cán bộ, chiến sỹ và toàn thể nhân dân trong cả nước nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu trong công tác phòng, chống lụt, bão, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra; đồng thời để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 21/3/1990 nhân dịp kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Bác, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã quyết định lấy ngày 22/5 hàng năm là “Ngày truyền thống phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai của Việt Nam.”

         Từ đó đến nay, hàng năm nhân dịp kỷ niệm ngày truyền thống 22/5, Chủ tịch nước đều có thư gửi đồng bào, chiến sỹ cả nước nhằm động viên, khuyến khích và nhắc nhở các cấp, các ngành thực hiện tốt công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai ở địa phương và ngành mình; Ban chỉ huy phòng chống thiên tai các cấp, các ngành đều tiến hành tổ chức kỷ niệm và mở đợt tuyên truyền sâu rộng nhân ngày truyền thống.

  1. Ý nghĩa, truyền thống của công tác phòng chống thiên tai, lụt bão
                Ngày 22/5 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai của Việt Nam. Ý nghĩa của ngày này không chỉ là dịp để tôn vinh những người làm công tác phòng, chống thiên tai mà còn để nhắc nhở mọi người hãy chủ động trong phòng, chống và khắc phục hậu quả thiêntai.
    Những năm gần đây, công tác phòng, chống lụt bão của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao, với phương châm “4 tại chỗ”, chủ động ứng phó với những tình huống xấu có thể xảy ra. Chính phủ đã xây dựng chiến lược và đề ra nhiều biện pháp phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, huy động nhiều nguồn lực để phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão, lũ, thiên tai gây ra như: củng cố hệ thống đê điều, xây dựng các hồ chứa nước để điều tiết lũ; tăng cường hệ thống dự báo, cảnh báo và thực hiện việc quy hoạch dân cư, quy hoạch phát triển có sở hạ tầng, chuyển đổi mùa vụ sản xuất để hạn chế thiệt hại; tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao ý thức cộng đồng…. Mỗi năm, Chính phủ đã dành hàng nghìn tỷ đồng cho việc xây dựng, tu bổ đê điều, khắc phục hậu quả thiên tai. Hầu hết các công trình này đều đã và đang tham gia hiệu quả vào việc phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai cho đất nước.
  2. Tình hình thiên tai, lụt bão ở nước ta những năm gần đây

             Biến đổi khí hậu mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng là thách thức lớn nhất đối với cả nhân loại trong thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu sẽ làm cho các thiên tai trở nên khốc liệt hơn và có thể trở thành thảm hoạ, gây rủi ro lớn cho phát triển kinh tế - xã hội, có thể xoá đi những thành quả nhiều năm của sự phát triển của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

             Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đã và đang gia tăng ở hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ, nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanh chưa từng có trong thời gian qua, đang là nỗi lo ngại của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu nên những cơn bão có sức tàn phá lớn xuất hiện ngày càng nhiều, gây phá huỷ nhà cửa, công trình, hoa màu, cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người.
           Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại gần 1 trong 5 “ổ” bão lớn của thế giới, nên diễn biến thời tiết, thủy văn rất phức tạp. Mùa bão trùng với mùa mưa, cộng thêm địa hình núi cao sườn dốc, đồng bằng hẹp, trũng là mối đe dọa thường trực đối với sinh hoạt và sản xuất của người dân. Những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai, lụt, bão diễn biến hết sức phức tạp, bất thường với quy mô và hậu quả ngày càng nặng nề hơn, cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người, phá hủy, làm thiệt hại nhiều tài sản; đẩy cuộc sống của nhân dân vùng bão, lũ, thiên tai vào hoàn cảnh hết sức khó khăn. 

  1. Một số giải pháp ứng phó thiên tai trong trường học

Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh về thiên tai các giải pháp phòng, chống thiên tai và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em, học sinh; xây dựng môi trường an toàn cho trẻ em, học sinh tại nhà trường, gia đình và cộng đông. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn học sinh về thiên tai.

Yêu cầu Ban lao động của nhà trường tiến hành kiểm tra, kiểm kê và cắt tỉa, xử lý các cây nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ gây nguy hiểm có thể gãy đổ; có rào chắn, bảng cảnh báo, nội quy đê học sinh không leo trèo mất an toàn làm ảnh hường đển tâm lý, sức khỏe của học sinh.

 

 

Nội dung khác

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

Ý KIẾN PHẢN HỒI

MỌI Ý KIẾN PHẢN ÁNH VUI LÒNG LIÊN HỆ:

HOTLINE : 0974508144

EMAI : c12.lat.hut@hoabinh.edu.vn

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay : 94
Hôm qua : 174
Tất cả : 1593