Thực hiện Văn bản chỉ đạo số: 275/GD&ĐT về việc hưởng ứng “Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện” 7/4/2023 ngày 04 tháng 4 năm 2023 của Phòng GD&ĐT huyện Lạc Thủy, nhà trường tuyên truyền tới toàn thể các đồng chí CBGVNV.
Thưa đồng bào, đồng chí và chiến sỹ cả nước!
Nhân Ngày "Toàn dân hiến máu tình nguyện", 7/4/2023 , tôi nhiệt liệt biểu dương, ghi nhận, đánh giá cao nghĩa cử cao đẹp đầy lòng nhân ái, tính nhân văn sâu sắc của những người hiến máu tình nguyện; các tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực cho công tác hiến máu tình nguyện, điều đó thể hiện trách nhiệm, tình cảm của mỗi người đối với cộng đồng, xã hội.
Tôi được biết, trong những năm qua, phong trào hiến máu tình nguyện đã phát triển rộng khắp trên cả nước với nhiều hoạt động phong phú, cụ thể, thiết thực và thu được những kết quả đáng khích lệ, giúp cho người bệnh kịp thời có máu để điều trị. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nơi, nhiều thời điểm ở các bệnh viện vẫn còn nhiều trường hợp người bệnh phải chờ máu hoặc không đủ máu và sản phẩm từ máu để truyền. Đây là thiệt thòi lớn cho người bệnh cần máu và làm giảm hiệu quả chữa bệnh.
Máu là loại thuốc đặc biệt, máu an toàn chỉ có thể hiến tặng từ chính những người khỏe mạnh, tình nguyện và hiến máu thường xuyên.
Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, bộ, ngành, đoàn thể và toàn xã hội tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện đẩy mạnh phong trào hiến máu tình nguyện phát triển hơn nữa. Vì sức khỏe cộng đồng và vì sức khỏe của chính mình. Tôi kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước, mỗi người khỏe mạnh, đủ tiêu chuẩn hãy luôn sẵn sàng, hăng hái tham gia hiến máu và tích cực vận động mọi người cùng hiến máu thường xuyên cứu người để giúp cho mỗi người kiểm tra được sức khỏe của mình, cứu giúp người bệnh, vì một xã hội khỏe mạnh và nhân văn, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, sự phát triển bền vững của đất nước.
Thân ái,
Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2.1. Những thông tin cơ bản về hiến máu an toàn và phòng, chống dịch bệnh COVID-19:
Hiện nay, tất cả các cơ sở tiếp nhận máu đều thực hiện nghiêm việc quy định phòng chống dịch với tinh thần xuyên suốt "hiến máu an toàn - đừng ngại COVID". Ngay từ cổng vào, có đội ngũ nhân viên y tế và tình nguyện viên để hướng dẫn người hiến máu đến và phân luồng và thực hiện khai báo y tế ngay từ đầu. Còn ở phía trong điểm này chúng tôi tổ chức giãn cách đảm bảo an toàn nhất cho người hiến máu và cũng thực hiện các biện pháp 5K để đảm bảo mỗi người hiến máu an toàn đến địa điểm hiến máu thì cũng sẽ an toàn sau khi hiến máu.
2.2. Lợi ích của việc hiến máu:
2.2.1. Chứng rối loạn do hấp thu quá nhiều sắt:
Lợi ích sức khỏe của việc hiến máu bao gồm giảm nguy cơ mắc bệnh hemochromatosis (chứng rối loạn do hấp thu quá nhiều sắt). Đây là tình trạng sức khỏe phát sinh do cơ thể hấp thụ sắt nhiều quá mức. Bệnh cũng có thể do yếu tố di truyền hoặc do uống quá nhiều rượu, bia, chứng thiếu máu hoặc các chứng rối loạn khác gây ra.
Hiến máu thường xuyên có thể giúp giảm tình trạng tích tụ sắt trong cơ thể. Tuy nhiên, người hiến tặng cần đảm bảo rằng họ có thể đáp ứng đủ các tiêu chuẩn hiến máu.
2.2.2. Giảm nguy cơ ung thư:
Lợi ích của hiến máu tiếp theo là có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Bằng cách hiến máu, hàm lượng sắt tích tụ trong cơ thể sẽ được duy trì ở mức lành mạnh có lợi cho sức khỏe. Nguy cơ bị ung thư gan, phổi, dạ dày, ruột già và cổ họng giảm dần khi tần suất hiến máu tăng lên nhờ giảm lượng sắt dự trữ trong cơ thể.
2.2.3. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch:
Hiến máu có tác dụng tích cực trong việc làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Bởi hiến máu giúp giảm độ nhớt của máu, thúc đầy tuần hoàn. Đã có số liệu thống kê cho thấy những người hiến máu thường xuyên có thể giảm tới 88% nguy cơ nhồi máu cơ tim so với những người không hiến. Lợi ích của việc hiến máu này cực kỳ to lớn.
Hơn thế nữa, một hệ tuần hoàn khỏe mạnh cũng là chìa khóa để đảm bảo sức khỏe cho tất cả các cơ quan khác trong cơ thể.
Lợi ích của việc hiến máu phải kể đến sự tái tạo hồng cầu mới. Cứ sau mỗi 3 tháng, các tế bào hồng cầu sẽ chết đi và tủy xương cần tạo mới hồng cầu. Dù bạn có hiến máu hay không thì lượng hồng cầu đó cũng bị tiêu hủy. Vì vậy, hiến máu là cách cho đi mà không tổn hại gì.
Sau khi hiến máu, cơ thể sẽ hoạt động để bổ sung lại lượng máu đã mất. Điều này sẽ kích thích quá trình sản sinh các tế bào máu mới và nhờ đó, các tế bào mới sẽ luân phiên giúp duy trì cơ thể luôn khỏe mạnh.
Mỗi lần hiến máu cơ thể bạn sẽ tiêu tốn khoảng 650 – 700 Kcal cho mỗi 450ml máu cho đi. Cân nặng của bạn có liên quan tới việc hấp thu calo và vì vậy, hiến máu có thể hỗ trợ bạn kiểm soát cân nặng. Tuy nhiên, thời gian hiến máu an toàn nhất là khoảng hai hoặc ba tháng 1 lần và không được nhiều hơn. Mức độ thường xuyên này còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, nồng độ hemoglobin và sắt trong máu của từng người.
2.2.6. “Hiến máu thường xuyên để cứu giúp người bệnh và kiểm tra sức khoẻ bản thân”
Người hiến sẽ được kiểm tra nhóm máu (hệ ABO, hệ Rh), HIV, virus viêm gan B, virus viêm gan C, giang mai, sốt rét.
VIỆN HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG
Địa chỉ: Phố Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Đường dây nóng: 0967 89 16 16
Lịch hiến máu tình nguyện
Tất cả các ngày: 7h30 – 19h00
Tổng đài hiến máu: 0976 99 00 66
Thời gian hiến máu giữa hai lần là 12 tuần./.
BAN TRUYỀN THÔNG NHÀ TRƯỜNG |
MỌI Ý KIẾN PHẢN ÁNH VUI LÒNG LIÊN HỆ:
HOTLINE : 0974508144
EMAI : c12.lat.hut@hoabinh.edu.vn
Hôm nay : | 54 |
Hôm qua : | 174 |
Tất cả : | 1553 |