Học tập suốt đời không chỉ trang bị và nâng cao kiến thức, kỹ năng cho con người mà còn giúp chúng ta sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

Đặc biệt, trong thời đại công nghệ 4.0, việc xây dựng năng lực tự học trong kỷ nguyên số được xác định là xu thế tất yếu, tăng cường trách nhiệm và huy động được sự quan tâm, tham gia tích cực của các cấp chính quyền, các ngành, các tổ chức, đoàn thể, lực lượng xã hội trong việc tận dụng các nền tảng công nghệ, xây dựng, cung ứng các kênh và công cụ học tập suốt đời đa dạng, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân; đặc biệt là yêu cầu xây dựng năng lực tự học trong kỷ nguyên số góp phần triển khai thành công phong trào thi đua “Cả nước xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030”.

 Nhiều trường học, công sở đã và đang đầu tư mạnh mẽ vào nhiều loại công nghệ khác nhau như máy vi tính, thiết bị di động, truy cập internet và bảng tương tác…. Công nghệ kỹ thuật số đã cung cấp cho các nhà giáo dục và người học một công cụ cho phép việc học tập diễn ra thuận lợi hơn bao giờ hết. Điều này thúc đẩy một nền giáo dục mở, giúp con người tiếp cận thông tin đa chiều, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm về thời gian, từ đó phát triển nhanh về kiến thức, nhận thức và tư duy. 

Học tập là công việc gắn bó với con người từ bao đời nay. Có thể nói, không một bước phát triển nào của nền văn minh nhân loại mà không gắn với việc học. Tuy nhiên, nhận thức về vai trò, ý nghĩa, cách thức của việc học tập ở mỗi thời đại, mỗi xã hội cũng có những chỗ khác nhau. Đã xa rồi lối suy nghĩ học tập chỉ dành cho người trẻ tuổi, chỉ cần học lấy bằng cấp, học một cách thụ động… Ngày hôm nay chúng ta tổ chức buổi lễ này là để cùng nhắc nhở nhau tiếp tục gây dựng một phong trào học tập rộng khắp, thường trực và lâu dài, học có phương pháp, học tập cho mọi đối tượng.

Hiếu học, ngày xưa được xem như một truyền thống tốt đẹp của người Việt. Việc học ngày nay không chỉ thể hiện truyền thống hiếu học tốt đẹp đó mà còn được xem như một trong những nhu cầu cơ bản tất yếu của đời sống, là cơ sở quan trọng để mỗi cá nhân phát huy tốt nhất năng lực bản thân, sống hạnh phúc hơn và thăng tiến hơn.

Học tập không phải là việc ngày một, ngày hai mà là việc suốt đời, không chỉ là việc của một hay hai người mà là của tất cả mọi người, không chỉ học ở trường học mà là học ở tất cả mọi nơi, mọi lúc.

Chúng ta khi mới lên, học đọc, học viết, học tính toán… là nhờ thầy, cô giáo hướng dẫn là chính. Nhưng khi học các kiến thức cao hơn, rộng hơn, chuyên ngành hơn, lúc ấy ta phải tự đọc thêm sách, tra cứu nhiều nguồn kiến thức khác nhau, nên sách là thầy, là người hướng dẫn ta đến tri thức của nhân loại. Khi ta đọc truyện cười ta thấy vui, đọc những câu chuyện “Hạt giống tâm hồn” ta thấy xúc động, đọc đến các mảnh đời bất hạnh ta thấy xót xa… Khi ấy sách là bạn cùng ta chia sẻ các cảm xúc của cuộc sống. Ta đọc một cuốn sách hay và muốn đem chia sẻ với mọi người. Khi ta mua được cuốn sách quý và muốn lưu lại cho con cháu, lúc ấy sách là tài sản. Sách là nơi ghi lại, lưu trữ những điều hiểu biết của con người và ở đó cũng chính là nơi chia sẻ những thông tin, những suy nghĩ giữa con người với con người. Ngoài việc học ở ngoài đời, thực tế, từ mọi người xung quanh, sách là người bạn không thể thiếu của con người. Nó là nguồn tri thức vô giá mà mỗi chúng ta có cảm giác như mình đang được dẫn vào thế giới thực, từ đó bạn thấy, hiểu và bắt gặp nhiều điều bổ ích.

Đối với các bạn nhỏ, đến với những trang mạng lành mạnh, các em sẽ nghe và thấy thế giới xung quanh chúng ta vô cùng phong phú, đa dạng và đáng khám phá. Các em sẽ học được những bài học bổ ích về cách giao tiếp ứng xử, mối quan hệ bạn bè lành mạnh, tình thầy trò thân thiện, mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Hơn nữa, đọc sách trên mạng các em sẽ biết thêm nhiều kiến thức bổ ích mà bản thân ta chưa có cơ hội để tiếp xúc. Các em sẽ được nâng cao kiến thức, kĩ năng, phát triển tư duy, rèn luyện thêm về trí tuệ của bản thân để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội ngày nay.

Bên cạnh đó, việc đọc sách có tác dụng biến đổi và hoàn thiện tư duy con người. Cho dù là đọc sách in (sách giấy) hay sách điện tử, thì mỗi người đều phải biết chọn lọc để tiếp thu, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam

Hơn nữa, văn hóa đọc là một trong những động lực thúc đẩy sự hình thành nên con người mới, những công dân có hiểu biết, có trí tuệ để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại – xã hội dựa trên nền tảng của nền kinh tế tri thức. Học tập suốt đời góp phần định hướng đọc cho người dân, tùy thuộc vào trình độ dân trí, nghề nghiệp và điều kiện sống. Học tập được xem đó là nền tảng cho mọi sự thành công trong cuộc sống. Đặc biệt trong công cuộc đất nước ta đang trên đà Công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì bản thân mỗi chúng ta cần “ học, học nữa, học mãi” và việc thúc đẩy  chủ đề xây dựng năng lực tự học trong kỷ nguyên số khiến con người học tập suốt đời một cách dễ dàng và hiệu quả phù hợp với đời sống xã hội. Đó cũng chính là ý nghĩa to lớn của tuần lễ học tập suốt đời năm 2023.

 

Nội dung khác

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

Ý KIẾN PHẢN HỒI

MỌI Ý KIẾN PHẢN ÁNH VUI LÒNG LIÊN HỆ:

HOTLINE : 0974508144

EMAI : c12.lat.hut@hoabinh.edu.vn

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay : 36
Hôm qua : 174
Tất cả : 1535